Khám tổng thể trước khi mang bầu

Cập nhật: 04/07/2013 02:53 - Lượt xem: 1360

Để chào đón một thiên thần khỏe mạnh, xinh xắn, mẹ cần phải duy trì được một thai kỳ hoàn hảo và khỏe mạnh.

Vậy điều mẹ cần làm trước  khi mang thai là gì? Hãy chuẩn bị tinh thần cho rất nhiều các thủ tục cần thiết như khám tổng quát, xét nghiệm, tiêm phòng…. Dưới đây là kinh nghiệm của những người đã từng làm mẹ.

Dĩ nhiên mang thai là thiên chức của người mẹ, vì thế việc giữ cho thể lực khỏe mạnh nhằm duy trì một thai kỳ dài hơi suốt hơn 9 tháng không phải là việc dễ dàng. Đa phần các mẹ sẽ có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bạn còn cần cả lời khuyên từ người thân, bạn bè…Dưới đây là một số chẩn đoán và cách thức khám mà bạn cần áp dụng:

Bạn sẽ phải sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Kết quả khám tổng quát này sau khoảng 1 tuần sẽ cho bạn kết luận là bạn có đủ điều kiện mang thai hay không.

Tiêm vắc xin để phòng một số bệnh nguy hiểm là điều chị em nên làm trước khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Về phía người vợ

- Kiểm tra các bệnh lý bất thường ở âm đạo

- Thử máu: để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu không, ngoài ra còn để loại trừ một số bệnh lây nhiễm như HIV, viêm gan B, C….Nếu trong máu chưa có một số kháng thể như viêm gan hoặc rubella, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm phòng các bệnh này trước khi mang thai, vì những bệnh này rất dễ bị nhiễm đối với thai phụ. sau khi tiêm phòng 3-6 tháng mới được có thai.

- Thử nước tiểu: Để kiểm tra lượng protein và đường trong nước tiểu xem có mắc bệnh tiểu đường không.

- Siêu âm vùng ổ bụng xem có u bướu gì không, lúc này bác sĩ thường hỏi thêm một số câu hỏi về tiền sử mang thai nếu bạn mang thai là con rạ, hỏi cả lịch sử mang thai của mẹ bạn nữa…

- Kiểm tra tuyến giáp để loại trừ bệnh bướu cổ…

Chuẩn bị thật chu đáo và luôn bên nhau để chào đón con yêu. (Ảnh minh họa)

Về phía người chồng:

- Xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B và một số bệnh có nguy cơ lây truyền lẫn di truyền khác.
- Làm tinh dịch đồ (kiểm tra số lượng tinh trùng, tình trạng của tinh trùng…)
- Kiểm tra tính di truyền: Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh…
- Hạn chế và tiến đến từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng tinh trùng.
- Chuẩn bị tâm lý làm cha và nguồn tài chính vững vàng để đảm bảo tiến trình mang thai, sinh nở của vợ được chu đáo.
(Theo WTT)

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại